ERP quản lý tiến độ: Vận hành trơn tru – Hiệu suất vượt trội
Thời điểm triển khai ERP: Doanh nghiệp nên bắt đầu khi nào là tốt nhất?
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THÀNH HIỆU QUẢ TRONG PHẦN MỀM ERP
API trong giải pháp ERP ROSY – Tối ưu kết nối, đồng bộ dữ liệu doanh nghiệp
5 lợi ích vượt trội của Giải pháp ERP trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Đối với sản xuất, yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực và tối ưu hóa chi phí chính là tồn kho an toàn. Để hiểu rõ thêm tồn kho an toàn là gì? Bao gồm những loại nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Tồn kho an toàn
Tồn kho an toàn là thuật ngữ chỉ về mức độ tồn kho dư ra mà các nhà sản xuất mua thêm vào sản phẩm dự trữ của mình để giảm thiểu tình trạng hết hàng hay những tiềm ẩn về nguyên vật liệu. Trong sản xuất, việc quản lý và tối ưu hàng hóa tồn kho tốt sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro trước những thay đổi về thời gian, nguồn cunh nguyên vật liệu,...
Tồn kho an toàn là thuật ngữ chỉ về mức độ tồn kho dư ra mà các nhà sản xuất mua thêm vào sản phẩm dự trữ
Tồn kho an toàn tính theo chu kỳ là dạng tồn kho hình thành khi nhu cầu đặt hàng được phân chia nhỏ theo thời gian. Loại tồn kho này được ứng dụng khi đơn hàng có khối lượng lớn và không quá nhiều đơn được đặt hàng.
Tồn kho an toàn được tính theo mùa xảy ra khi doanh nghiệp hay nguồn cung lưu trữ nhiều sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất lớn. Loại tồn kho này được áp dụng trước những dịp ưu đãi, khuyến mãi vào những ngày lễ. Tết hay sự kiện quan trọng khiến nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng tăng cao.
Phân loại tồn kho an toàn
Hiện nay, có rất nhiều cách tính lượng dự trữ cho số lượng an toàn hàng tồn kho, thế nhưng công thức phổ biến nhất được nhiều người sử dụng là:
Mức tồn kho an toàn = (Nhu cầu tối đa x thời gian giao hàng tối đa) – (Nhu cầu tb x thời gian giao hàng tb).
Khi áp dụng theo công thức trên, doanh nghiệp có thể xác định lượng hàng hóa tồn kho cần lư trữ hay số lượng hàng hóa cần thêm vào trong trường hợp hết hàng. Mức nhu cầu là những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra và bán được trong thời gian nhất định; thời gian giao hàng trung bình là khoảng thwoif gian được tính từ lúc đặt hàng cho đến khi nhà cung cấp hoàn thành việc giao hàng cho doanh nghiệp.
Những lợi ích của tồn kho an toàn
Nhiều doanh nghiệp thường chủ quan trong việc nhập hàng hóa, vì họ thường đợi đến khi hàng hóa trong kho tiêu thụ sắp hết mới bắt đầu nhập những hàng hóa mới. Nếu không chuẩn bị trước, các sản phẩm còn lại trong kho sẽ không thể cung cấp kịp thời cho những biến động của thị trường, làm hạn chế tính cạnh tranh đối với những doanh nghiệp thực hiện tốt yếu tố về hàng tồn kho này. Khi các doanh nghiệp không làm tốt vấn đề này, sẽ làm giảm doanh thu, chất lượng và thương hiệu mà doanh nghiệp đã mất công gầy dựng.
Khi doanh nghiệp làm tốt khâu hàng tồn kho an toàn, doanh nghiệp sẽ hạn chế được tình trạng mua những hàng hóa không cần thiết, từ đó dẫn đến các chi phí về hàng tồn kho tăng lên đáng kể. Lưu trữ lượng lớnhàng tồn kho không chỉ làm tăng chi phí, tốc độ hồi phục của dòng tiền cũng bị hạn chế, cùng với đó các nhà quản lý phải trả thêm lãi nếu có vay bên ngoài đến kinh doanh.
Duy trì số lượng hàng hóa hơp lý mang lại nhiều lợi ích doanh doanh nghiệp. Cụ thể như giúp doanh nghiệp cắt bớt chi trả về phiis phụ trội. Đối với mặt hàng có hạn sử dụng ngắn: Rau củ, sản phẩm tươi sống,.. thì việc lưu trữ tồn kho không được dự báo đúng nhu cầu khách hàng sẽ gây nên nhiều hạn chế cho doanh nghiệp. Vì thế, việc áp dụng phương thức này giúp doanh nghiệp giảm thiểu hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn và những chi phí phát sinh suốt quá trình sản xuất.